Quy hoạch Hà Nội


 Quy hoạch phát triển Thủ đô cần kết hợp hài hòa giữa phát triển bền vững và bảo tồn các giá trị truyền thống. Ảnh: Đàm Duy

Văn phòng Chính phủ đã có thông báo truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (báo cáo lần 3).

Theo đó, trước mắt nghiên cứu quy hoạch trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước tại khu vực Mỹ Đình (Từ Liêm); đồng thời bảo tồn khu phố cổ và các nhà biệt thự trong khu phố cũ; dừng ngay việc phá các nhà biệt thự cũ và xây dựng các nhà cao tầng trong khu vực trung tâm.

Làm rõ các trục giao thông chủ đạo

 

Liên quan đến những tranh luận xung quanh đề xuất xây dựng trung tâm hành chính của Liên danh tư vấn quốc tế PPJ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến kết luận: "Trong giai đoạn trước mắt, giao Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP Hà Nội chỉ đạo tư vấn nghiên cứu quy hoạch trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước tại khu vực Mỹ Đình, tạo điều kiện cho các bộ, ngành trung ương xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc, đồng thời đáp ứng yêu cầu công tác cải cách hành chính. Tiếp tục nghiên cứu kỹ quy mô, phạm vi khu vực bố trí trung tâm hành chính trong tương lai (tầm nhìn đến năm 2050) để đầu tư xây dựng khi có điều kiện".

 

Về không gian Thủ đô Hà Nội mở rộng, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP Hà Nội chỉ đạo tư vấn nghiên cứu sâu hơn, làm rõ ưu, nhược điểm cụ thể của từng phương án. Phương án được đề xuất lựa chọn phải bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững, hạn chế việc di dời dân cư và thể hiện chi tiết hơn tỷ lệ sử dụng đất của đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, khu vực cây xanh và khu vực nông thôn. Đồng thời, làm rõ hơn nữa tính chất, chức năng, vai trò của từng đô thị trong mối liên kết với đô thị trung tâm; nghiên cứu cụ thể hơn về phương án xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, các vấn đề về cấp, thoát nước, công viên, cây xanh, hồ điều hòa… đặc biệt nghiên cứu sâu về giao thông đường bộ, đường sắt, đề xuất các loại phương tiện giao thông, tỷ lệ giao thông công cộng trong đô thị…

 

Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội được giao phối hợp nghiên cứu làm rõ các trục giao thông chủ đạo, trong đó cần ưu tiên triển khai xây dựng các vành đai giao thông đối ngoại (vành đai 4), vành đai liên kết các đô thị vệ tinh (vành đai 5), các tuyến đường vành đai xanh để kết nối các khu đô thị (giữa vành đai 3 và 4, vành đai 4 và 5) và dự án đầu tư xây dựng hoặc cải tạo các cầu lớn qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Long Biên và các dự án về hạ tầng giao thông khác. Mặt khác, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Thủ đô Hà Nội trong mọi tình huống, đồ án quy hoạch cũng phải bảo đảm yêu cầu về tiêu, thoát nước, phân lũ, chậm lũ, trị thủy. Nghiên cứu chỉnh trị sông Hồng kết hợp với việc cải tạo, khai thác hệ thống các sông Đáy, Tích, Lừ,  Sét, Cà Lồ… để phục vụ yêu cầu phát triển đô thị, bảo vệ môi trường. Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, tính toán dài hạn, có phân tích, dự báo phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng… bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác xây dựng và phát triển Thủ đô theo quy hoạch, theo hướng chủ yếu dựa vào nội lực. Tư vấn nghiên cứu đề xuất các giải pháp trên cơ sở phối hợp hài hòa các hình thức đầu tư, phát huy tiềm năng đất đai, nhất là các khu đất đô thị hóa được đầu tư đồng bộ về hạ tầng.

 

Bảo tồn khu phố cổ và nhà biệt thự

 

Với khu vực đô thị trung tâm, một yêu cầu được đặt ra là nghiên cứu phương án quy hoạch bảo tồn khu phố cổ và các nhà biệt thự trong khu phố cũ để tôn tạo, bảo tồn, có kế hoạch phục hồi, trùng tu duy trì phong cách kiến trúc đặc thù của các công trình này. UBND TP Hà Nội được giao chỉ đạo dừng ngay việc phá các nhà biệt thự cũ và xây dựng các nhà cao tầng trong khu vực trung tâm. Với các khu chung cư cũ, khi cải tạo cần bảo đảm nghiêm các yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đô thị như mật độ xây dựng, tỷ lệ đất dành cho giao thông, cây xanh… để từng bước hoàn thiện đô thị văn minh, hiện đại. Về quản lý kiến trúc quy hoạch, UBND TP Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan lập quy chế quản lý xây dựng đô thị và kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Trong đó khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng đồng bộ, các khu nhà cao tầng tại các khu đô thị mới giữa vành đai 3 và vành đai 4 và các đô thị vệ tinh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, giảm tải cho đô thị trung tâm. Quản lý nghiêm việc đầu tư xây dựng ngoài vành đai giao thông đối ngoại để bảo vệ vành đai xanh của Thủ đô.

 

Khu vực nông thôn là khu vực có tính chất đặc thù của Thủ đô, nơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ cho đô thị, đồng thời chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, do vậy quy hoạch vừa phải đáp ứng yêu cầu cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo đảm phát triển cân bằng giữa hai khu vực nông thôn - đô thị, vừa phải bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho khu vực này.

Đã xem 58720 lần ,cập nhật lúc 27/01/2010 9:29:37 SA
Bookmark and Share
Đăng nhập
Tin mới
Phong thủy
Hỗ Trợ Trực Tuyến
  • Đang online: 121
  • Lượt truy cập:
  • Trong ngày: 535
  • 359388
Đối Tác
Thăm dò ý kiếm
  • Đánh giá của bạn về website Handico land
  • Rất đẹp
  • Đẹp
  • Cần thay đổi
  •  Đăng ký nhận tin đĩa ốc qua Email