Phân tích thị trường
Hàng loạt các dự án địa ốc với số vốn từ trăm triệu đến tỷ đôla được ra mắt từ tháng 8 đến nay. VnExpress.net điểm lại một số dự án đình đám nhất. Resort 4,5 tỷ USD tại Ninh Thuận

Dự án Khu du lịch tổng hợp cao cấp Mũi Dinh, tỉnh Ninh Thuận gồm các hạng mục nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp, giải trí tổng hợp quy mô lớn, khu công trình công ích... Đặc biệt dự án có sân golf Mũi Dinh thuộc danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Dự án được triển khai trên diện tích 1.500 ha, do Công ty Polo Beach International Limited (Hong Kong) làm chủ đầu tư.

Các hồ sơ xác nhận năng lực tài chính của chủ đầu tư đã được gửi đến Bộ Xây dựng xem xét. Bộ Xây dựng đánh giá, trước mắt nên xem xét cho phép nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư cho diện tích 700 ha đất (diện tích đã được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận). Việc đầu tư mở rộng dự án giai đoạn tiếp theo (diện tích 800 ha) được xem xét sau khi đánh giá hiệu quả đầu tư của giai đoạn một.

Khu giải trí lớn nhất Việt Nam- Happyland

Phối cảnh dự án. Ảnh: KTG.

Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland với số vốn đầu tư gần 2 tỷ USD do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An làm chủ đầu tư. Happyland dự kiến sẽ khởi công vào tháng 1/2011 và hoạt động vào năm 2014.

Dự án xây dựng trên diện tích gần 700 ha. Tọa lạc tại tỉnh Long An, Happyland đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tôn tạo, duy trì cảnh quan của sông Vàm Cỏ Đông.

Đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý vận hành của dự án là những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tiêu biểu như Steelman Partners thiết kế ý tưởng, Tập đoàn PriceWaterhouse Coopers lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho toàn dự án, Công ty Hill International cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý, đơn vị Internatinal Creative Services Co đảm nhiệm vận hành dự án...

Dự án gồm khu công viên, trung tâm thương mại, khách sạn 3-5 sao, công viên nước, vũ trường, chợ nổi, trung tâm văn hóa Việt Nam, khu đô thị liền kề.

Ứng viên cho công trình cao nhất Việt Nam

Nằm trên khu đất rộng 4 ha phía Tây Hà Nội, công trình phức hợp đa chức năng gồm trung tâm thương mại, vườn treo và khách sạn 6 sao với hàng nghìn phòng ốc hiện đại. Dự án được thiết kế bởi Foster + Partners, một hãng nổi tiếng trên thế giới.

Chủ đầu tư - Tập đoàn Kinh Bắc đã đưa ra 24 phương án nâng tầng cho dự án Lotus với chiều cao từ 120m đến 600m. Một số mẫu như hình hoa sen, bông lúa, chùa Một Cột và sông Hồng đang được nhà đầu tư và công ty tư vấn thiết kế nghiên cứu chọn làm biểu tượng cho tòa nhà.

Khu đất dự kiến xây dự án Lotus. Ảnh: HL

Trước đó, dự án Lotus do Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) làm chủ đầu tư, có số vốn 500 triệu USD cao 15 tầng. Sau khi gặp khó khăn về tài chính, chủ đầu tư đã xin rút khỏi dự án và chuyển giao cho Tập đoàn Kinh Bắc.

Đến nay, Hà Nội vẫn chưa có quyết định chính thức về đề xuất xin nâng tầng của tòa nhà này, cũng chưa tiết lộ tên gọi chính thức, song cho biết tổng mức đầu tư của dự án vào khoảng 1 tỷ USD.

Tổ hợp công trình Vietinbank Tower

Tổng vốn đầu tư dự án lên tới hơn 300 triệu USD, tương đương gần 6.000 tỷ đồng và nhiều khả năng phải tăng thêm trong tương lai. Công trình xây trên diện tích gần 30.000 m2 ở khu đô thị Ciputra (Tây Bắc, Hà Nội), trong đó tiền thuê đất lên đến 850 tỷ đồng (tính theo giá thuê 1.800 USD một m2). Dự án gồm hai tháp (68 tầng và 48 tầng), chân đế 7 tầng và 4 tầng hầm.

Đơn vị thiết kế dự án là hãng Foster + Partner của Anh, tác giả của những tòa tháp đôi hay trụ sở ngân hàng danh tiếng. Tư vấn quản lý dự án Công ty Turner của Mỹ, từng tham gia dự án tháp Dubai, tòa nhà đài truyền hình Trung Quốc CCTV. Thiết kế cuối cùng của Vietinbank Tower được lựa chọn từ 30 mô hình khác nhau.

Viettinbank dự kiến sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế để chọn nhà thầu xây dựng. Nhiều khả năng các đơn vị đến từ Hàn Quốc như Kumho hay Hyundai... sẽ được lựa chọn.

Trước đó, năm 2008, Vietinbank đã gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin phép thành lập liên doanh với Tập đoàn Xây dựng và đầu tư Premium Aset Pte (PAP) của Singapore để xây dựng và khai thác công trình trụ sở chính của Vietinbank (gọi tắt là Vietinbank Tower). Tuy nhiên, do khó khăn về mặt tài chính, đối tác này đã rút lui. Vietinbank tự bỏ vốn để xây và dự án dự kiến khởi công 20/10, sau hơn 3 năm thai nghén.

Tòa nhà 47 tầng tại đường Phạm Hùng- Hà Nội

Dự án khu dịch vụ thương mại và văn phòng có tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng (tương đương gần 100 triệu USD), cao 47 tầng và 4 tầng hầm. Tầng 1-2 làm trung tâm dịch vụ thương mại, tầng còn lại là khu văn phòng.

Dự án được triển khai trên trục đường Phạm Hùng, đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Ảnh: VMC

Dự án được thực hiện dưới hình thức liên doanh giữa Công ty cổ phần VIMECO và Công ty điện tử Hà Nội - HANEL. Tỷ lệ phân chia diện tích sử dụng của dự án sau khi hoàn thành theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên là Vimeco 64% - Hanel 36%.

Trước đó, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, cao 30 tầng và 2 tầng hầm. Đến nay Dự án đã được Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận phê duyệt về chiều cao xây dựng cũng như quy hoạch tổng thể 1:500.

Dự án được triển khai trên trục đường Phạm Hùng, đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Dự kiến công trình sẽ khởi công vào quý 4/2010 và hoàn thành vào cuối năm 2013.

Đã xem 54438 lần ,cập nhật lúc 07/09/2010 8:48:40 SA
Bookmark and Share
Đăng nhập
Tin mới
Phong thủy
Hỗ Trợ Trực Tuyến
  • Đang online: 178
  • Lượt truy cập:
  • Trong ngày: 48
  • 359406
Đối Tác
Thăm dò ý kiếm
  • Đánh giá của bạn về website Handico land
  • Rất đẹp
  • Đẹp
  • Cần thay đổi
  •  Đăng ký nhận tin đĩa ốc qua Email